Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Cách lựa chọn máy in mã vạch

Hiện nay công nghệ mã vạch không còn lạ lẫm với mọi người nữa. Do tính thuận tiện của nó được áp dụng trong nhiều ngành lĩnh vực. Vì thế máy in mã vạch cũng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Nhưng lựa chọn máy in mã vạch thế nào cho đúng cho phù hợp thì không phải ai cũng biết. Tham khảo bài viết của chúng tôi để rõ hơn về điều này.

Cách lựa chọn máy in mã vạch dựa vào các tiêu chí sau.

- Độ phân giải (resolution):

 là số điểm đốt nóng trên một inch (dpi). Các máy hiện nay thường có độ phân giải là 203, 300, 600 dpi. Chỉ số dpi càng cao, mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì tem in càng sắc nét, tuy nhiên giá sẽ đắt hơn.

-Tốc độ in:

 là thông số thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây (ips). Một máy in mã vạch có tốc độ cao sẽ in được số lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tối thiểu bạn cần phải có một máy in mã vạch có tốc độ từ 2-8 ips.
máy in mã vạch

 - Chiều rộng tối đa ( MPW): 

các máy in trung bình thường có MPW là 104mm đi với khổ giấy 110mm, một số công ty trong khu công nghiệp cần in với khổ giấy 140mm.

-Bộ nhớ máy:

 gồm 2 phần là bộ nhớ RAM (nhận lệnh in từ máy tính) và bộ nhớ FLASH (lưu các thông tin như quy cách con tem, font chữ sử dụng và hình ảnh dạng số). Một máy in mã vạch có tối thiểu từ 2- 4MB SDRAM là có thể đáp ứng tốt nhu cầu in ấn đạt mức trung bình.

- Vật liệu in:

 Ngoài giấy là vật liệu chính, các máy in mã vạch còn in được lên 1 số vật liệu khác như giấy nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng…Thông thường máy in mã vạch thường sử dụng giấy in tem mã vạch đặc trưng riêng...

Dựa vào từng lĩnh vực khác nhau chọn 

- Máy in mã vạch để bàn (Desktop Printer): 

Là loại máy nhỏ gọn, chiều dài cuộn giấy thường là 50 mét, có độ phân giải và tốc độ in nhỏ nhất. Máy in mã vạch này thường được dùng ở những nơi có sản lượng tem in ít như các cửa hàng thời trang, cửa hàng hoa quả hoặc siêu thị mini, điểm bán vé… 

- Máy in mã vạch công nghiệp nhẹ (Light Industrial Printer):

 Là những máy in hơi to, có nắp phủ (cover) làm bằng nhựa plastic nên khối lượng trung bình. Tốc độ in vừa phải, độ dài giấy lên tới 150 mét. Thường dùng ở kho vận, siêu thị lớn hoặc dùng cho chính phủ…

-  Máy in mã vạch công nghiệp nặng (Heavy Industrial Printer):

Là những máy in to hơn, khung sườn chắc chắn, có cấu tạo bằng thép giúp nâng cao tốc độ in lên tối đa 13ips. Thích hợp trong các ứng dụng in tem mã vạch trong dây chuyền sản xuất với số lượng in cực kỳ lớn, hàng loạt. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét